Tin tức

Có gì trong “đế chế tỷ USD” nhà ông Đặng Văn Thành?

Chia sẻ trong buổi gặp gỡ mới đây, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC cho biết, năm 2022, khi “hoàng hôn Covid” đang đến gần, Tập đoàn TTC đã có đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi nhất để phục hồi và phát triển…

co-gi-trong-de -che-ty-usd-nh a-ong-dang-van -thanh-1.jpg

Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC

Việt Nam vẫn có thể tự tin xuất khẩu điện sang những quốc gia lân cận

Tháng 10/2021 vừa qua, TTC đã đóng điện thành công 3 dự án điện gió tại 3 tỉnh thành khác nhau (Tiền Giang, Bến Tre, Gia Lai), hoàn thành kế hoạch đóng điện thương mại để nhận được giá FIT ưu đãi từ các chính sách của Chính phủ.

"Giảm phát thải, hướng tới Net Zero sẽ là xu thế chủ đạo, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và ngành năng lượng TTC nói riêng. Khi xây dựng chiến lược 2021 - 2025, TTC đã dự báo được khả năng tiệm cận với công nghệ - đặc biệt là năng lượng gió, năng lượng mặt trời", ông Đặng Văn Thành, hồ hởi chia sẻ về chiến lược phát triển ngành năng lượng của TTC.

Theo ông Thành, Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn, phù hợp với phát triển mảng năng lượng mặt trời, sở hữu đường bờ biển trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho công nghệ điện gió.

Hiện nay, ngành năng lượng của Tập đoàn TTC (đơn vị hạt nhân là Công ty GEC) đang vận hành gần 1.000 MW năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, giá trị gia tăng thực sự mang lại đó chính là GEC hiện đang là đơn vị đi đầu trong việc trao đổi chứng chỉ Năng lượng tái tạo REC (Renewable Energy Certificate) - được cộng đồng quốc tế ghi nhận về việc phát triển năng lượng sạch.

Theo đại diện TTC, thị trường này vô cùng sôi động trong thời gian gần đây bởi nhiều công ty đang mong muốn hướng đến hình ảnh của một nhà cung cấp xanh, vì thế rất chú trọng đến việc nguồn năng lượng tiêu thụ và muốn chứng minh nguồn gốc nguồn năng lượng đang sử dụng là năng lượng xanh hoặc điện năng sản xuất đến từ nguồn năng lượng tái tạo.

Theo đó, tất cả các dự án của GEC, đặc biệt điện gió và điện mặt trời đang được nhiều đơn vị quan tâm và đăng ký để mua chứng chỉ REC.

"Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc để đảm bảo cung ứng cho mùa cao điểm. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ quan tâm của Chính phủ nói chung và EVN nói riêng, Việt Nam vẫn có thể tự tin về việc có thể xuất khẩu điện sang những quốc gia lân cận vì có những yếu tố thuận lợi trong điều kiện hiện nay", ông Thành nói.

co-gi-trong-de -che-ty-usd-nh a-ong-dang-van -thanh-2.jpg

Ông Thành cho hay TTC đã hội tụ mọi điều kiện để phục hồi và phát triển...

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây điện sinh khối đang được đánh giá khá cao, tuy nhiên ở Việt Nam dù có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng chưa được sử dụng tối ưu. Chính vì thế, nếu được sử dụng hiệu quả thì sẽ đưa lại nguồn lợi về kinh tế lớn, giúp tạo thêm nhiều việc làm, giảm phát thải CO2, đồng thời, tăng tính chủ động năng lượng mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Tập đoàn TTC có lợi thế khi Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) đang sở hữu trên 150 MW điện sinh khối. Và sẽ có kế hoạch phát triển năng lượng sạch về Đồng bằng sông Cửu Long nếu điều kiện cho phép, đại diện TTC cho hay.

Lĩnh vực bất động sản: TTC không theo kiểu "hớt váng thị trường"

Trong lĩnh vực bất động sản, đây là ngành nghề mà TTC đã tham gia vào thị trường từ khá sớm (năm 2004). Theo lộ trình phát triển, ngành bất động sản TTC (đơn vị chủ lực là TTC Land) cũng đóng góp tỷ lệ tương đối trong doanh thu và lợi nhuận.

Định hướng phát triển của ngành bất động sản TTC không theo kiểu "hớt váng thị trường", mà sẽ xây dựng bài bản, hoàn chỉnh khép kín từ hạ tầng, không gian sống, dịch vụ tiện ích,… để đảm bảo mỗi sản phẩm cung cấp cho khách hàng đều vừa là không gian sống, vừa là mái ấm.

co-gi-trong-de -che-ty-usd-nh a-ong-dang-van -thanh-3.jpg

Dự án Selavia của TTC tại Phú Quốc

Đặc biệt, Selavia là một đại dự án mà TTC ấp ủ và chăm chút trong suốt thời gian vừa qua, có tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 30.000 tỷ đồng thuộc khu phức hợp đa chức năng với quy mô lên tới 300 hecta tại đảo ngọc Phú Quốc.

Riêng trong lĩnh vực Bất động sản Công nghiệp, TTC sở hữu 3 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.000 hecta, bao gồm: Khu công nghiệp Thành Thành Công, Cụm Công nghiệp Tân Hội tại Tây Ninh; Khu công nghiệp Tân Kim Mở Rộng tại Long An và hệ thống kho bãi, nhà xưởng rộng khắp từ TP.HCM - Tây Ninh - Long An - Bình Dương đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

"Chúng tôi sẽ tái cấu trúc các Công ty gồm TTC Land, TTC Phú Quốc và Bất động sản công nghiệp Thành Thành Công (TTC IZ) để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đem lại hướng phát triển bền vững cho Tập đoàn", người đứng đầu TTC cho biết thêm.

Mía đường TTC: Mua doanh nghiệp Ấn Độ, đầu tư vào Australia

Với xuất phát điểm ban đầu chỉ là cơ sở sản xuất cồn, sau đó tham gia chương trình cổ phần hóa, TTC đã trở thành nhà sản xuất và nhà thương mại. Năm 2010, TTC là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất thực hiện M&A với doanh nghiệp nước ngoài - tập đoàn Bourbon (Pháp). Sau đó, thực hiện M&A thành công, mua lại mảng mía đường của Hoàng Anh Gia Lai.

Ngoài ra, TTC nâng cao sản lượng bằng cách mua lại doanh nghiệp đường Ấn Độ ở Campuchia nhằm tiếp tục chiến lược mở rộng thị trường. Thương vụ này theo đại diện TTC, về cơ bản đã hoàn tất và sẽ được công bố vào cuối năm nay. Điều này cũng thể hiện tầm nhìn trong chiến lược phát triển dài hạn của Tập đoàn.

co-gi-trong-de -che-ty-usd-nh a-ong-dang-van -thanh-4.jpg

Mã chứng khoán GEG của Công ty GEC (đơn vị chủ lực của ngành Năng lượng TTC), chính thức được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 19/9/2019

Hiện nay, TTC sở hữu thương hiệu Đường Biên Hòa trên 50 năm - một thương hiệu chiếm gần 50% thị phần Việt Nam, gần gũi với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe. Riêng ngành mía đường TTC trải dài ở 5 quốc gia (Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Australia), trong đó Việt Nam là trụ cột chính.

Bên cạnh đó, ngoài việc mở rộng thị trường, nâng sản lượng, ngành mía đường TTC còn mở rộng chuỗi giá trị theo chiều ngang và chiều sâu.

Cũng theo đại diện TTC, năm tài chính của TTC Sugar bắt đầu từ 01/7 năm trước đến 30/6 năm sau. Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, TTC Sugar đạt 802 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt so với kế hoạch đặt ra cho cả năm là 750 tỷ và tự tin kết thúc Quý IV, TTC Sugar sẽ đạt về doanh số, sản lượng cũng như vượt mốc chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra.

Kết quả có được là nhờ TTC Sugar có ưu thế về công nghệ, lợi thế về thương hiệu, và đặc biệt là thị phần sẵn có đã được tạo dựng hơn 50 năm vừa qua.

Mặc dù niên độ 2021 - 2022 khá thách thức, tuy nhiên ngành mía đường TTC đã tìm thấy và hiện thực hóa được những cơ hội, tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng thị trường thông qua phương thức M&A và đầu tư xây dựng nhà máy.

co-gi-trong-de -che-ty-usd-nh a-ong-dang-van -thanh-5.jpg

Ngành du lịch của TTC cũng đang trên đà phục hồi mạnh...

Trên thực tế, Việt Nam có dân số khoảng 100 triệu dân. Nhu cầu sử dụng đường khoảng 2 triệu tấn/năm nhưng hiện nay trong nước chỉ sản suất được 800.000 tấn, còn lại nhập khẩu trên 1 triệu tấn/1 năm. Với vùng nguyên liệu truyền thống hơn 66.000 hecta ở 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia), TTC luôn mong muốn tạo ra bệ đỡ cho ngành mía đường Việt Nam.

Do đó, trong bối cảnh khủng hoảng lương thực trên diện rộng, TTC dự kiến sẽ tham gia đầu tư ở những cường quốc mía đường như Australia để mở rộng vùng nguyên liệu, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng quốc nội và cả xuất khẩu.

Australia được biết đến là quốc gia sản xuất hàng hóa nông nghiệp hàng đầu thế giới, có khả năng nghiên cứu và nền tảng khoa học vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như được sự quan tâm, hỗ trợ lớn từ Chính phủ. Đặc biệt là vùng nguyên liệu Queensland, nơi có thổ nhưỡng, lượng mưa và nước phù hợp để trồng mía. Do đó, khi đầu tư vào đây, ngành mía đường TTC sẽ tận dụng được những ưu thế sẵn có từ thị trường này.

Cũng theo người đứng đầu TTC, 2 năm vừa qua, tỷ trọng xuất khẩu đường của TTC rất ấn tượng trên thị trường thế giới và TTC Sugar cũng là doanh nghiệp mía đường đầu tiên của Việt Nam được chính quyền Australia mời sang tăng cường trao đổi, hợp tác trong phát triển nông nghiệp 4.0.

Ngành du lịch của TTC cũng đang phục hồi

Sau khi Chính phủ Việt Nam quyết định mở cửa lại du lịch hoàn toàn, ngành du lịch TTC cũng đang phục hồi lại với nhiều tín hiệu tích cực.

Trong lộ trình phục hồi, ngành du lịch TTC đã có những bước tiến triển đáng ghi nhận. Với hệ sinh thái đa dạng và khép kín, những điểm đến được thiên nhiên ưu đãi (TTC World - Thung lũng Tình yêu, TTC World - Tà Cú), TTC đã và đang tập trung phát triển nguồn nhân lực, duy tu - bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất luôn đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan.

Trong 6 tháng vừa qua, ngành du lịch TTC tập trung vào nguồn khách nội địa, dự kiến trong Quý III, Quý IV và thời gian tới, sẽ phát triển nguồn khách nước ngoài, đồng thời đã có lộ trình để tiến ra miền Trung, miền Bắc sớm nhất.

Quyết định tái lập ngành giáo dục

Một thông tin quan trọng cũng chính thức được ông Đặng Văn Thành công bố, đó chính là TTC đã hoàn tất giao dịch mua lại Trường Đại học Yersin Đà Lạt - động thái chính thức để tái lập ngành Giáo dục TTC.

"Đã là doanh nhân thì phải đóng góp cho cộng đồng - xã hội, đặc biệt là hoài bão đóng góp lớn cho ngành giáo dục nước nhà", ông Đặng Văn Thành cho hay.

Nguồn: Báo Dân Việt

tin liên quan

JAMONA HEIGHTS
JAMONA CITY
CARILLON 2
CARILLON 7
CHARMINGTON
https://ttcland.vn/
https://ttcland.vn/catalog/view/theme/