Tin tức

Doanh nghiệp sẽ xuất phát trên một "trường đua mới"

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi.jpg


Nếu cùng nhìn lại thay đổi vĩ mô những năm gần đây, chúng ta có thể điểm qua một số cột mốc như: Năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được khơi mào, tạo nên sự dịch chuyển lợi thế thương mại trong nhiều ngành nghề từ các cường quốc vốn đang có thế mạnh đến các quốc gia đang phát triển khác, đưa nền kinh tế thế giới bước vào chu kỳ tái cấu trúc quy mô lớn. Cộng hưởng với đó là sự xoay trục chính sách của các cường quốc, làm ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc định hình lại nền kinh tế thế giới một cách mạnh mẽ. Chưa tới 2 năm sau, nhân loại đối mặt với đại dịch Covid-19. Con virus Corona nhỏ bé nhưng có sức mạnh làm thay đổi toàn bộ cách thức giao tiếp, sinh hoạt của con người theo cách không tưởng.

Tương tự như những cơn sóng thần, Covid-19 được kích hoạt, mở rộng, gia tăng cấp độ, phủ lên khắp tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, hầu hết các tầng lớp lao động từ phổ thông đến cao cấp, tại tất cả các quốc gia trên thế giới ở cùng một thời điểm. Trong bối cảnh này, quá trình “chuyển đổi số” được xem là giải pháp cho rất nhiều các lĩnh vực của nền kinh tế. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số sẽ làm thay đổi toàn bộ quan điểm về Quản trị - Kiểm soát - Điều hành khi nó mở ra các giải pháp kiểm soát chi phí, mở rộng kinh doanh, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp đối mặt với quy luật “đào thải về ngành nghề” đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với tốc độ mà theo tôi là nhanh chưa từng có.

Có thể nói, 3 yếu tố trên đã cấu thành nên khái niệm “Kỷ nguyên số”, “kinh tế số”. Đây là 2 khái niệm gắn chặt với nền kinh tế hiện đại từ nay trở về sau, nhất là khi nền kinh tế thế giới mang trong mình sự cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết.

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-2.jpg

Tính từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đến đến nay cũng gần 2 năm, thị trường phải đối mặt với khó khăn. Đặc biệt, làn sóng Covid-19 thứ 4 lần này đã tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp... Có thể thấy, khác với những chu kỳ khủng hoảng trước chúng ta chỉ đối diện với khủng hoảng tài chính, hàng hóa, bất động sản. Nhưng chu kỳ khủng hoảng lần này không chỉ về kinh tế, hàng hóa mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Đại dịch Covid xảy ra thay đổi toàn bộ cấu trúc từ cá nhân đến doanh nghiệp, thị trường trong, ngoài nước. Bản thân tôi và chắc chắn là tất cả doanh nghiệp đến cá nhân từng người trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, ngồi ở nhà cũng đúc kết lại cho bản thân, doanh nghiệp cũng như cho xã hội những nhận thức, điều kiện của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước đã rút ra được những kinh nghiệm trong phòng, chống dịch và bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian dài giãn cách để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, sau đợt dịch lần thứ 4 này sẽ thiết lập lại một “xa lộ mới” mà các doanh nghiệp sẽ xuất phát lại trên “đường đua mới”. Hay nói cách khác, từ nhận thức, quan điểm của từng doanh nhân, từng doanh nghiệp sẽ xuất phát lại trên một “tư duy mới”.

Nhưng theo tôi, các doanh nhân và doanh nghiệp không nên nản chí trước khó khăn mà cần nhìn về phía trước để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh hưởng của đại dịch khiến kinh tế Việt Nam chững lại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tổn thất... là điều khó tránh, tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có điều kiện thuận lợi cũng như có lợi thế hơn so với các quốc gia đã phát triển.

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-3.jpg

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-4.jpg

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-10.jpg

Tôi cho rằng, với chân lý của một doanh nghiệp thì dù một biến cố nào xảy ra (không chỉ có đại dịch Covid-19) trong quá trình theo quy luật của xã hội cũng sẽ cho doanh nhân - người điều hành doanh nghiệp thấy được một tâm thế, quan điểm, chiến lược đối với công ty của mình. Điều này hình dung thì dễ, nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Bởi nhận thức của mỗi người sẽ khác nhau nên đòi hỏi sự nhận thức của từng doanh nhân, doanh nghiệp.

Nếu trong khó khăn và kể cả trong bối cảnh bình thường mới, người lãnh đạo không thể tư duy để đưa ra chiến lược phát triển mới sẽ rất khó. Chẳng hạn trước tác động của dịch bệnh, nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng như: du lịch thì ngay từ đầu đại dịch, các doanh nghiệp đã nhận thức được nên đã thu gọn bộ máy để đào tạo lại, chờ cơ hội sau khi dịch bệnh được kiểm soát, mở cửa du lịch... Nếu làm được như vậy mới giảm thua lỗ và tránh phá sản khi thị trường khó khăn.

Tại TTC chúng tôi đã có sự chuẩn bị rất sớm và sẵn sàng tâm thế để đối phó với những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. Trong đó, lĩnh vực du lịch của TTC, ngay từ khi dịch bệnh xảy ra trên thế giới, lãnh đạo cốt cán của TTC đã quyết định đi đến tái cấu trúc, nhanh chóng thu gọn bộ máy, thu hẹp hoạt động. Trong bối cảnh này, nguồn tài chính của du lịch TTC được sử dụng một cách hợp lý. Ngân sách dành làm “lương khô” trong thời kỳ “ngủ đông” vì dịch bệnh, chờ mở cửa trở lại.

Còn với mía đường TTC, không phải đến khi có dịch bệnh mới bắt đầu tái cơ cấu mà chúng tôi đã đẩy mạnh tái cấu trúc cách đây 5 năm để thể hiện được trách nhiệm của những người gắn bó, yêu mến ngành mía đường lâu nay. Điều đó được chứng minh trong thời gian này bằng sự tồn tại, phát triển vững mạnh của ngành mía đường Việt Nam trong khu vực ở thời kỳ hậu hội nhập ATIGA. Quả thực, khó khăn của dịch bệnh chúng ta đã nhận ra, vì thế doanh nghiệp cũng phải đối diện và cần xác định được tinh thần, tư duy, kiên quyết hơn thì sẽ chiến thắng ở “đường đua mới”.

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-5.jpg

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-6.jpg

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-11.jpg

Những thay đổi trên đã cấu thành “một đường đua mới” mà nếu các doanh nghiệp ý thức được thách thức, cơ hội, nắm bắt được xu hướng, diễn biến ngay từ bây giờ thì có thể “chèo lái” được con thuyền của mình phát triển vững mạnh trong tương lai.

Riêng tôi thì đặt cho mình trong tâm thế xuất phát trên một “đường đua mới”. Nói không sai nếu chúng ta đặt mình trong trạng thái ở vạch xuất phát, bởi lẽ chúng ta phải tái khởi động lại trên một chặng đường mà gần như mọi thứ đều mới mẻ. Hầu như không dữ liệu nào trong quá khứ có thể giúp chúng ta dự phóng cho tương lai trong hoàn cảnh này. Cả thế giới chuyển mình, và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, việc quan trọng nhất là phải chuẩn bị cho mình những “Nhận thức mới - Tư duy mới - Mô hình mới”. Bên cạnh đó, những điều này phải phù hợp với những điều kiện khách quan ở trên đường đua mới phía trước.

Doanh nghiệp phải học cách thích nghi, đánh giá nội tại để áp dụng cho bằng được những nền tảng phù hợp, những phương pháp được cải tiến theo xu hướng “số hóa” một cách đồng bộ từ con người cho đến công nghệ. Để hiện thực hóa được những chính sách này một cách thành công, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ đưa ra những phân tích, nhận định và kết hợp với bản lĩnh để đúc kết thành những định hướng phát triển tối ưu nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Con sóng nào cũng vậy, rồi sẽ có điểm dừng và bình lặng trở lại. Sóng Covid-19 cũng sẽ được chặn đứng khi những phát minh y học dần mở ra các loại thuốc đặc trị và độ phủ vaccine đạt tới đỉnh. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ bắt lấy cơ hội tăng tốc trên chính đường đua này một cách nhanh nhất. Để cho thời điểm đó và không bị tụt hậu lại phía sau, theo tôi công tác chuẩn bị ngay từ bây giờ là phương án tốt nhất và duy nhất mà chúng ta có thể làm.

Đại dịch Covid-19 làm cho thị trường cũng như bản thân mỗi người sống “chậm” lại, nhưng chúng ta phải biết tận dụng cơ hội này để nhận thức và mạnh dạn nắm bắt cơ hội, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cho giai đoạn sắp tới, dù có khó khăn. Tuy nhiên, đòi hỏi trước hết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi số để bắt kịp được xu hướng phát triển của thị trường, khách hàng. Các doanh nghiệp phải đào tạo đội ngũ nhân sự của mình để thích nghi, đầu tư công nghệ để vận hành thì mới vượt qua thách thức, nắm bắt được cơ hội. Nền tảng công nghệ sẽ được chuẩn hóa, mã hóa tất cả quy trình điều hành của doanh nghiệp nên người lãnh đạo cần có tầm nhìn về số hóa, nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-7.jpg

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-8.jpg

doanh-nghiep-s e-xuat-phat-tr en-mot-truong- dua-moi-12.jpg

Có thể nói khó khăn trước mắt do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì không ai có thể né tránh được mà phải đối diện với nó. Không ít doanh nghiệp lớn đã và đang rất chủ động để vượt qua khó khăn của đại dịch, nhưng không ít doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ phải xoay sở để sống sót. Là một thành viên trong Câu lạc bộ Thương hiệu Việt, chúng tôi cũng đã có sự trao đổi giữa các doanh nghiệp để động viên, quan tâm, hỗ trợ nhau, nhưng khích lệ lớn đó chính là sự hỗ trợ từ nhà nước.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đến nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ lãi suất, chia sẻ khó khăn cho khách hàng như: tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh. Vì điều các doanh nghiệp cần hỗ trợ trước mắt là về mặt tài chính để vượt qua khó khăn của dịch bệnh. Nhưng theo tôi, với những doanh nghiệp gặp khó khăn nhất thời thì việc gia hạn nợ, giãm lãi vay cần giải quyết kịp thời, hợp lý, vì bản thân các ngân hàng cũng là doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước cổ đông. Tiếp đến là giãn thuế, giảm thuế... song quan trọng là bản thân doanh nghiệp phải tư duy, nỗ lực vượt qua, từ đó chinh phục được mục đích trên chặng đường mới. Vì vậy, với tinh thần một doanh nhân - trước hết người điều hành doanh nghiệp, cần chuẩn bị tâm thế để vượt qua được cửa ải này và chinh phục trên “đường đua mới”.

tin liên quan

JAMONA HEIGHTS
JAMONA CITY
CARILLON 3
CARILLON 7
CHARMINGTON
https://ttcland.vn/
https://ttcland.vn/catalog/view/theme/