Tin tức

Bất động sản phát triển chưa từng có, nhà đầu tư thay đổi phương thức kinh doanh

Giai đoạn 2010 – 2020, bất động sản Việt Nam phát triển chưa từng có với hàng loạt dự án chung cư, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch được mở ra. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ về các thủ tục pháp lý sẽ buộc các doanh nghiệp bất động sản phải thay đổi phương thức đầu tư, kinh doanh so với trước đây.

bat-dong-san-p hat-trien-chua -tung-co-nha-d au-tu-thay-doi -phuong-thuc-k inh-doanh.jpg

Các đại biểu trao đổi trong tọa đàm "Thăng trầm Bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới". Ảnh: Huyền Trang. 

Sự phát triển vượt bậc từ luật pháp, quy mô thị trường 

Trong tọa đàm Thăng trầm Bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp cùng Câu Lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ tổ chức chiều 6/6, ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết, dịch Covid-19 tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội Việt Nam và bất động sản cũng không nằm ngoài làn sóng này. 

Việc dịch bệnh bước đầu được kiểm soát là tiền đề tốt cho phục hồi kinh tế, song cũng là bất lợi khi các doanh nghiệp phần nào bị "tổn thương". Một số phân khúc trong Covid-19 vẫn giữ tốc độ tăng trưởng tốt, sức bán nhanh. 

Theo bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam, Phó Chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ cho biết, thị trường bất động sản như cánh chim báo bão của nền kinh tế, ảnh hưởng hàng loạt những ngành, lĩnh vực khác. Vì vậy, sự phục hồi, phát triển hay thăng trầm của bất động sản đều ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. 

bat-dong-san-p hat-trien-chua -tung-co-nha-d au-tu-thay-doi -phuong-thuc-k inh-doanh-2.jp g

Thị trường bất động sản giai đoạn 2010 - 2020 phát triển rực rỡ chưa từng thấy. Ảnh: T.L. 

10 năm là sự phát triển nỗ lực từ mặt luật pháp với Luật đất đai (2013), Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư (2014), Luật quy hoạch, Luật quản lý tài sản công (2017) đã hỗ trợ cho Luật kinh doanh Bất động sản (2016). 

Tuy nhiên, bà Thanh cho biết, giữa Luật đất đai và các luật còn lại có sự vênh nhau, vừa tạo động lực nhưng cũng là lực cản cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, Nghị định 20, Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước, cơ chế siết chặt tín dụng với bất động sản cũng là khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực này. "Có thể nói, khung pháp lý đang được hoàn thiện nhưng vẫn đi sau hơi thở, dòng chảy, xu thế của thị trường bất động sản". 

Nhận định về bất động sản giai đoạn 2010-2020, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, mỗi năm Việt Nam phát triển 60 triệu m2 nhà, tăng 6,5 m2 trên đầu người trong một năm, trong đó phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng phát triển rực rỡ. 

“Thị trường nghỉ dưỡng cũng thay da đổi thịt với hàng trăm dự án trải dài khắp các trung tâm du lịch. Tính mỗi sản phẩm có giá khoảng 2 tỷ đồng, thị trường này đã trị giá khoảng 250.000 tỷ. Những vùng kém phát triển trước đây cũng trỗi dậy mạnh mẽ nhờ bất động sản nghỉ dưỡng”, ông Hà nhấn mạnh. 

Đầu tư bất động sản tương lai sẽ khác 

bat-dong-san-p hat-trien-chua -tung-co-nha-d au-tu-thay-doi -phuong-thuc-k inh-doanh-3.jp g

Ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết, yếu tố pháp lý là vấn đề then chốt quyết định đến việc đầu tư bất động sản của các doanh nghiệp. Ảnh: Thảo Liên. 

"10 năm trước, Việt Nam thừa nhà ở, nhiều người cho rằng bất động sản là dịch vụ chứ không phải kinh doanh nên thả trôi cho tự sinh tự diệt. Nhưng hiện nay, xu thế đó đã đảo ngược, thị trường luôn trong tình trạng không đủ để bán", ông Nguyễn Mạnh Hà, nhận định về tương lai bất động sản giai đoạn 2010-2020. 

Tuy nhiên theo ông Đặng Hồng Anh, thời gian tới, pháp lý là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp bất động sản ra quyết định đầu tư: “Thời gian qua, hầu hết các dự án bị đình chỉ thi công đều liên quan đến vấn đề thủ tục pháp lý”. 

Theo các đại biểu, các dự án bất động sản hiện nay không thể vừa làm vừa xin thủ tục cấp phép như trước đây. Do vậy phải mất 3 năm chuẩn bị thủ tục pháp lý trước khi bước vào thi công do phải chờ quy hoạch chung. Vì vậy các doanh nghiệp bất động sản buộc phải thay đổi để hài hòa với hệ thống pháp lý. 

Trước những yêu cầu mới thì khung pháp lý của Việt Nam chưa đủ, bà Thanh cho rằng: "Trong giai đoạn này, thị trường nên chạy chậm lại và giành thời gian để tăng cường cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp bất động sản có thể huy động vốn, phát hành trái phiếu". 

Còn ông Nguyễn Tuấn Hải Chủ tịch Alphanam Group, Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ cho biết, hiện tại các nhà đầu tư bất động sản phải chú trọng tới những sản phẩm thiết yếu, phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng hiện tại để tồn tại qua giai đoạn khó khăn. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn để các nhà đầu tư tích lũy quỹ đất, chuẩn bị cho cho giai đoạn sau 2023 sẽ bùng nổ.

Nguồn: Thế Giới Tiếp Thị

tin liên quan

JAMONA HEIGHTS
JAMONA CITY
CARILLON 3
CARILLON 7
CHARMINGTON
https://ttcland.vn/
https://ttcland.vn/catalog/view/theme/