Tin tức

Bỏ Ban Kiểm soát có thể giảm tối thiểu 5% doanh thu thất thoát, tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm?

Vinamilk (VNM), Hoa Sen (HSG), Licogi 16 (LCG), Cơ điện lạnh (REE), Coteccons (CTD), Novaland (NVL)… đã tiên phong loại bỏ Ban Kiểm soát để thay thế bằng thành viên HĐQT độc lập.

photo153539761 1961-153539761 1963156362698. jpg

Tại sao lại có, và tại sao lại muốn bỏ?

Chính thức có hiệu lực từ năm 2015, doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có thể áp dụng mô hình kiểm toán độc lập, trong đó thay thế Ban Kiểm soát bằng việc bầu cử thành viên độc lập, trực thuộc HĐQT. Và trên thế giới, đặc biệt tại các nước châu Âu, hầu hết doanh nghiệp đều không có phòng Ban Kiểm soát trong bộ máy, Việt Nam là quốc gia trong số ít vẫn thực hiện mô hình này.

Thậm chí, không chỉ kiểm toán, đối với bộ phận kế toán tại các nước tiên tiến này, doanh nghiệp còn áp dụng mô hình kế toán quản trị, tức một phòng ban có thể thực hiện kiểm toán nội bộ, song song với nhiệm vụ tham mưu chiến lược, phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp. Hiểu nôm na, kế toán quản trị không còn đơn thuần là bộ phận kế toán như cách hiểu của chúng ta (tức bookkeeping), mà sẽ là một business patner – nơi nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn, tín nhiệm để kiểm toán lại dòng tiền, BCTC, thu chi của Công ty, phát hiện những vấn đề tồn đọng… từ đó đưa ra chiến lược quản trị rủi ro, tham mưu kế hoạch kinh doanh cho ban điều hành.

Không đâu xa lạ, doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc từ lâu đã đặt quan tâm đủ lớn vào vai trò của kế toán quản trị, với những nét tương đồng trong kinh doanh, quản trị… tại sao Việt Nam lại không, hơn nữa vẫn còn để Ban Kiểm soát trong sơ đồ tổ chức?

Trả lời điều này, ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh – Giám đốc điều hành Smart Train – cho rằng có thể lý do này xuất phát theo dòng chảy lịch sử. Tức, Việt Nam trước đó theo mô hình kinh doanh của Liên Xô, dẫn đến vô hình trung hình thành Ban Kiểm soát. Để rồi đến nay, mặc dù cũng có quy định nhân sự Ban Kiểm soát phải có chứng chỉ hành nghề, song đó là chứng chỉ gì vẫn còn chưa rõ ràng, ông Thanh cho biết.

Do đó, Ban Kiểm soát thời gian qua chưa có phát huy được vai trò của mình, tính độc lập không có, hoặc nếu có cũng không cao. Như vậy, việc đi đến quyết định loại bỏ Ban Kiểm soát một mặt không ảnh hưởng đến kiểm soát của công ty, mà còn tiết giảm được chi phí, tinh gọn bộ máy cũng như tập trung được về vai trò của HĐQT. Đây cũng là lý do chung của nhiều đơn vị tiên phong lọa bỏ Ban Kiểm soát để thay thế bằng thành viên HĐQT độc lập, kể tên có Vinamilk (VNM), Hoa Sen (HSG), Licogi (LCG), Cơ điện lạnh (REE), Coteccons (CTD), Novaland (NVL)…

Lợi ích giảm tối thiểu 5% doanh thu thất thoát khi có kiểm toán nội bộ

Theo ghi nhận trong một nghiên cứu của PwC, mô hình kiểm toán nội bộ có thể làm giảm đến 5% doanh thu bị thất thoát bởi gian lận. Có thể sự so sánh ở đây không quá hoàn toàn, song lấy ví dụ về con số trên có thể cho chúng ta mường tượng được được lợi ích của việc có hệ thống kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, mà trước mắt loại bỏ phòng Ban Kiểm soát để đưa công tác này vào HĐQT.

Tính chung là giảm 5% thất thoát gian lận, nhưng nếu tại Việt Nam, mức độ giảm thiểu nếu chúng ta có một phòng ban kiểm toán nội bộ hoạt động đúng nghĩa có lẽ nhiều hơn đáng kể, ông Thanh phân trần.

Bởi, hiện nay việc thuê kiểm toán bên ngoài như Big4 hay những đơn vị trong nước chỉ dừng lại ở việc rà soát lại BCTC, phát hiện những ghi nhận, kết chuyển… chưa phù hợp với thông lệ, luật định… Trong khi đó, Ban Kiểm soát trên thực tế không phát huy được vai trò của chính mình. Dẫn đến, việc hình thành một kiểm toán nội bộ là một tính tất yếu theo thông lệ quốc tế, một công tác trước tiên là bãi bỏ Ban Kiếm soát.

Quay lại câu chuyện những "ông lớn" kể trên tiên phong loại bỏ Ban Kiểm soát, ông Thanh chia sẻ, bởi để nhà đầu tư ngoại khỏi bỡ ngỡ khi thấy Ban Kiểm soát trong hệ thống Công ty và có những thắc mắc, nghi vấn hay khó hiểu xoay quanh phòng ban này. Cần nhắc lại, như đã đề cập, "trên thế giới, đặc biệt tại các nước châu Âu, hầu hết doanh nghiệp đều không có phòng Ban Kiểm soát trong bộ máy, Việt Nam là quốc gia trong số ít vẫn thực hiện mô hình này".

Và đây có thể là bước đầu tiên trong hành trình phù hợp hóa với thông lệ quốc tế, từ đó làm trơn tru quá trình thu hút dòng vốn đầu tư ngoại.

photo-1-153542 92044066613847 52.jpg

Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm?

Đầu tiên có lẽ (1) chưa đủ quan tâm, ngay cả hành lang pháp lý cũng chưa rõ ràng dẫn đến doanh nghiệp ngại làm.

Điển hình các tiểu ban thì do ai bổ nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn thế nào; tiểu ban kiểm toán có làm nhiệm vụ như Ban kiểm soát trong mô hình cũ hay không? Hơn nữa, nếu áp dụng mô hình một cấp thì bắt buộc ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT, đồng thời trưởng ban kiểm toán và trưởng tiểu ban lương thưởng bắt buộc là thành viên độc lập. Như vậy, với trường hợp công ty chỉ có từ 3-5 thành viên HĐQT, làm sao có được nhân sự độc lập để làm tiểu ban kiểm toán và các tiểu ban khác?

Xa hơn, sau khi loại bỏ Ban Kiểm soát và theo lộ trình tiến đến một bộ phận kiểm toán độc lập – nơi không chỉ kiểm soát mà còn tham mưu chiến lược – hiện (2) phòng ban kiểm soát của doanh nghiệp chưa có tiếng nói nhiều trong việc đề xuất, hay tham gia vào quá trình kinh doanh, điều hành.

Để khắc phục điều này, bên cạnh thời gian cần thiết, nguồn nhân lực vẫn là bài toán nan giải. Thực trạng hiện nay theo ông Thanh, một nhân sự kiểm toán mà có đủ tín nhiệm để phát biểu thì phải có thâm niên, tuy nhiên vị trí kiểm toán nội bộ lại đòi hỏi về độ nhạy với dòng chảy kinh tế, tài chính, đáp ứng được nền tảng cuộc cách mạng 4.0 – đây chính là vấn đề. Song song với đó, nguồn nhân lực trẻ chuyên môn cao tại Việt Nam cũng chưa có nhiều.

Giải pháp đề xuất

Trước những bất cập này cũng như tính cần thiết của việc có một bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cũng như đơn vị liên quan đã tiến hành rất nhiều cuộc họp nhằm đưa ra giải pháp, ông Thanh cho biết.

Trong đó, vài tháng mới đây Việt Nam cũng vừa có thành lập một hiệp hội VIOD - liên quan đến kiểm toán nội bộ - nơi chia sẻ, giao lưu cũng như thúc đẩy mạng lưới kiểm toán nội bộ phát triển, phổ biến. Tuy nhiên, ông Thanh chia sẻ vẫn chưa nhận được quan tâm nhiều từ phía thị trường.

Hay giải quyết bài toán nhân sự, trong một hội thảo liên quan tại HoSE mới đây, ông Thanh có đặc biệt nhấn mạnh đến kỹ năng phỏng vấn cũng như kiểm định rủi ro gian lận trong quá trình kiểm toán tại doanh nghiệp. Việt Nam có thói quen ngại chia sẻ, nhất là các rủi ro, các điểm yếu, ai sẽ nói ra, ông Thanh đặt vấn đề. Do đó, chuyên viên kiểm toán nội bộ cần chú trọng tích lũy kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn hành nghề quốc tế để đáp ứng yêu cầu hiệu quả hoạt động của bộ phận.

Box: Thời gian qua, đặc biệt làm nóng mùa ĐHĐCĐ năm 2017, hàng loạt ông lớn như Vinamilk (VNM), Novaland (NVL), Licogi 16 (LCG)… tiên phong công bố việc bỏ Ban Kiểm soát, thay thế bằng thành viên HĐQT độc lập đảm nhiệm chức vụ này. Và bước sang mùa ĐHĐCĐ năm nay, nhiều doanh nghiệp lớn bé khác tiếp bước, có Hoa Sen Group (HSG), Cơ điện lạnh (REE)…

Trong đó, việc loại bỏ Ban Kiểm soát để thay thế bằng thành viên HĐQT là một phần trong công tác xây dựng hệ thống quản trị nội bộ cho doanh nghiệp.

Về vi mô trên từng doanh nghiệp, với những khúc mắc về số lượng thành viên HĐQT chưa đủ đáp ứng hay tính khách quan khi chính người công ty kiểm toán cho đơn vị của mình, ông Thanh chô rằng không quá lo ngại.

Đặc biệt, đối đáp lại nghi vấn về tính khách quan, vị này nhấn mạnh đơn bị kiểm toán nội bộ (hiện là thành viên HĐQT độc lập) hoàn toàn độc lập với Ban Tổng Giám đốc hay thậm chí chính Công ty, mà đây là cơ quan của cổ đông nhằm bảo vệ lợi ích cổ đông. Hơn nữa, những báo cáo kiểm toán nội bộ muốn công bố hay không phải thông qua sự xem xét của HĐQT, mục đích duy nhất của kiểm toán nội bộ là tự rà soát lại hoạt động công ty, phát hiện vấn đề để báo cáo cấp lãnh đạo, từ đó đưa ra chiến lược, định hướng kinh doanh.

Nguồn: CafeF

tin liên quan

JAMONA HEIGHTS
JAMONA CITY
CARILLON 2
CARILLON 7
CHARMINGTON
https://ttcland.vn/
https://ttcland.vn/catalog/view/theme/