Sau đại dịch, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng đón dòng vốn FDI, thúc đẩy bất động sản công nghiệp bứt phá mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng cao. Nhanh nhạy bắt sóng, nhiều nhà đầu tư đổ xô tìm mua bất động sản gần các khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều mục đích: sinh sống, kinh doanh hoặc chỉ đơn giản là tích lũy tài sản dài lâu mà vẫn đảm bảo sinh lợi.
Sau đại dịch, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng đón dòng vốn FDI, thúc đẩy bất động sản công nghiệp bứt phá mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng cao. Nhanh nhạy bắt sóng, nhiều nhà đầu tư đổ xô tìm mua bất động sản gần các khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều mục đích: sinh sống, kinh doanh hoặc chỉ đơn giản là tích lũy tài sản dài lâu mà vẫn đảm bảo sinh lợi.
Long An, Bình Dương, Đồng Nai là 3 thị trường đầy tiềm năng để phát triển bất động sản công nghiệp với giá thuê tăng đến 40% so với 2 - 3 năm trước.
Bất động sản công nghiệp “tăng nhiệt”
Năm 2019 là cột mốc đánh dấu 10 năm liên tục tăng của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Cũng trong năm 2019, số lượng các công ty nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam tăng hơn 30%.
Đến tháng 1/2020, Việt Nam đã thu hút FDI lên đến 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa bất động sản công nghiệp trở thành phân khúc đầu tư hấp dẫn.
Xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư hậu Covid-19 càng khiến Việt Nam trở thành một trong những điểm đến top đầu Đông Nam Á, thúc đẩy mặt bằng giá thuê bất động sản công nghiệp liên tục tăng mạnh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, bất động sản công nghiệp hiện nay nguồn cung chưa đáp ứng nổi cầu. Thực tế, hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương bị vắt kiệt với hiệu suất sử dụng gần 100%.
Theo SSI Research, trong 5 tháng đầu năm, hầu hết các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TP.HCM đều có tỷ lệ lấp đầy duy trì trên 83%.
Hiện tại, giá chào thuê đất các khu công nghiệp miền Nam trung bình từ 80 - 300 đô la Mỹ/m2/chu kỳ, tăng gấp 30 - 40% so với 2 - 3 năm trước.
Nhận thấy tiềm năng “miền đất hứa” là bất động sản công nghiệp, nhiều nhà đầu tư đã ngay lập tức đón đầu với hàng loạt các dự án lớn nhỏ. Ngày 28/5, Khu công nghiệp An Nhựt Tân quy mô gần 120 ha được khởi công.
Trước đó, ngày 17/5 và ngày 15/5, UBND tỉnh Long An cũng lần lượt cho khởi công khu công nghiệp và đô thị Việt Phát với quy mô lên đến 1.800 ha và giai đoạn 3 của khu công nghiệp Đức Hòa III - SLICO.
Cụm công nghiệp trên địa bàn xã Cần Giuộc với diện tích hơn 260 ha, gồm cụm công nghiệp Phước Vĩnh Đông 1, 2, 3, 4 và cụm công nghiệp Tân Tập cũng đã được phê duyệt chủ trương thành lập.
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, tổng số dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh là 1.009 dự án, số vốn 6,15 tỷ USD. Trong tương lai, con số này được dự đoán sẽ tăng bởi Long An dự kiến trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam.
Đô thị lân cận “sống khỏe”
Sự phát triển bất động sản công nghiệp sẽ thu hút đông đảo lực lượng lao động và chuyên gia đến làm việc, từ đó phát sinh nhu cầu chỗ ở, kinh doanh, tiện ích,… trong bán kính từ 5 - 15 km.
Trong 3 năm trở lại đây, xu hướng đầu tư vào bất động sản cận khu công nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ với tâm điểm là thị trường vệ tinh giáp ranh Hà Nội và TP.HCM. Đơn cử cho khu vực miền Nam là Long An, Bình Dương, Đồng Nai… với mức tăng giá lên đến 30 - 40%/năm.
Hiện tại, Long An đang tập trung 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp ở Cần Giuộc, Đức Hòa, Bến Lức,… cơ bản đều được lấp đầy và đạt tỷ suất sinh lời khả quan.
Trong đó, Cần Giuộc với lợi thế liền kề khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng tích hợp chuỗi tiện ích đẳng cấp giá trị, sở hữu cảng Quốc tế Long An, các khu công nghiệp quy mô lớn nhất khu Nam như khu công nghiệp Đông Nam Á, khu công nghiệp Long Hậu 1 & 2, khu công nghiệp Tân Kim…
Đặc biệt, Cần Giuộc còn nằm ngay bên cạnh khu đô thị - cảng quốc tế Hiệp Phước, là siêu dự án trọng điểm được định hướng trở thành đô thị cảng biển lớn nhất Đông Nam Á.
Hưởng lợi từ bất động sản công nghiệp, giá đất tại Cần Giuộc tăng liên tục qua các năm. Năm 2016 chỉ ở khoảng 8 - 9 triệu đồng/m2.
Đến năm 2017, mức giá đất bình quân ở thị trường này tăng lên 10 - 12 triệu/m2. Hiện tại, dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch, giá đất khu vực này vẫn duy trì khoảng giá 18 - 25 triệu đồng/m2, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.
Với các khu vực gần khu đô thị - cảng Hiệp Phước và khu công nghiệp Long Hậu 1, 2, giá đất ghi nhận từ một số sàn giao dịch tầm 20 - 25 triệu đồng/m2. Long Hậu và Phước Vĩnh Đông ghi nhận biên độ tăng giá cao nhất, đơn cử một dự án ra mắt vào Quý 3/2019 với mức giá tầm 1,3 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên hơn 1,45 tỷ đồng chỉ sau 6 tháng.
Hưởng lợi từ bất động sản công nghiệp, giá đất tại Cần Giuộc tăng liên tục và ổn định qua các năm.
Đặc biệt, những dự án được quy hoạch đồng bộ, bài bản và tích hợp đầy đủ tiện ích sẽ được nhà đầu tư ưa chuộng hơn so với đất phân lô riêng lẻ, bởi vấn đề an ninh và tính chất cộng đồng cư dân luôn được đảm bảo.
Đồng thời, chủ sở hữu có thể linh hoạt khai thác các công năng đa dạng bất động sản như an cư lâu dài, kinh doanh, cho thuê nhà dài hạn hoặc cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn hạn cho lực lượng chuyên gia và lao động đang công tác tại các khu công nghiệp.
Nguồn: Hoàng Anh - Tinnhanhchungkhoan